Nồi áp suất tiện lợi cho việc sử dụng, tiết kiệm nhiên liệu, giữ được các chất bổ dưỡng trong thức ăn. Khi sử dụng, phải chú ý kiểm tra lượng thức ăn, các van, nắp để bảo đảm an toàn.
- Nồi áp suất là loại nồi nấu có nắp đậy thật kín. Khi nấu, do hơi trong nồi tăng cao nhưng không thoát ra ngoài được nên áp suất tăng lên và kéo theo nhiệt độ trong nồi tăng cao
- Nồi áp suất điện cấu tạo giống như nồi cơm điện quai gài có nắp đậy thật kín, công suất điện cao hơn nồi cơm thông thường. Nó được điều khiển bằng điện tử định giờ nấu, cách nấu và nhiệt độ nấu; có loại dùng bộ định giờ timer và các bộ định nhiệt độ. Loại nồi áp suất điện này rất tiện, đẹp nhưng giá cả lại khá cao, chưa được thông dụng lắm.
- Tùy theo yêu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn loại có dung tích lớn hoặc nhỏ cho phù hợp. Thông thường dùng trong gia đình, ta chọn loại 6 lít hoặc 8 lít. Nắp nồi phải đậy kín không bị cong vênh; roan cao su phải bám sát vào miệng nồi; khi đậy hoặc mở nắp không bị sượng gắt; các van, các xú páp hoạt động tốt không bị nghẹt (nên chọn loại có van an toàn loại ba van, các roan cao su tốt không bị chai giòn). Khi mua nên yêu cầu có roan thay thế và phải có sách hướng dẫn sử dụng vì mỗi loại sẽ có thời gian nấu hơi khác nhau.
- Ngoài các loại nồi áp suất cao cấp của Mỹ, của châu Âu thì các loại còn lại chất lượng thường tương đương nên không nhất thiết phải mua loại đắt tiền, trong các loại nồi thì kiểu nắp đậy của Liên Xô là dễ dùng và thông dụng nhất.
- Khi sử dụng không nên nấu lượng thực phẩm đầy quá; thực phẩm nấu chừng 2/3 nồi là vừa. Khi nấu hầm đặc thì nên lót vỉ phía dưới để tránh thức ăn dính đáy nồi.
- Đậy nắp kỹ, vặn nắp đúng chiều để nắp đóng thật kín, kiểm tra lại các van xem nó có nghẹt không.
- Khi đặt lên bếp nấu bằng ngọn lửa lớn, khi thật sôi ta có thể điều chỉnh lửa trở lại. Tùy theo loại thức ăn ta nấu mà có thời gian nấu khác nhau, thông thường nên theo sự hướng dẫn trong sách. Lưu ý thời gian nấu bắt đầu tính từ lúc hơi thoát ra ở van chứ không phải từ lúc bắc lên bếp. Nên dùng một đồng hồ reo để nhắc nhở thời gian nấu (loại đồng hồ lên dây cót).
- Sau khi nấu xong bắc xuống chờ cho đến khi hơi thoát ra hết mới được mở nắp, cẩn thận tránh bùng hơi nóng gây bỏng. Không được dùng nước lạnh đổ lên nồi để làm nguội. Sau khi sử dụng chùi rửa sạch sẽ, không dùng giấy nhám hay đá mài làm trầy xước nồi. Nhớ chùi rửa kỹ ở roan cao-su và các van không để thức ăn bám vào đó.
Chuyên phân phối nồi áp suất điện Supor chính hãng, giá tốt nhất, giao hàng tận nơi
MÁY XAY SINH TỐ SAIKO BLG-1025G
CÂY LAU NHÀ THÔNG MINH KANGAROO KG91
Bình thủy điện sharp công nghệ cao Nhật bản
Việc sử dụng, vận hành tủ đông cũng không quá khó khăn hay yêu cầu kỹ thuật cao. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng nhiều khách hàng lại gặp những lỗi vô ý khiến cho việc bảo quản không hiệu quả như kem không đông, thực phẩm bị hỏng,...
Để khách hàng có thể sử dụng hiệu quả tủ đông, sau đây Sanakymienbac.com.vn xin chia sẻ một số kinh nghiệm thực tế trong quá trình bảo quản thực phẩm để khách hàng cùng tham khảo.
1. Không bảo quản các thực phẩm có nhiệt độ đông khác nhau trong cùng một ngăn tủ.
Phòng bảo hành của Sanaky đã từng nhận được điện thoại thắc mắc của khách hàng là: “ Tại sao tôi để kem trong tủ đông mà kem vẫn bị chảy nước ?” do không biết tình trạng thực tế của khách hàng nên Sanaky đã cử nhân viên đến tận nơi để kiểm tra.
Sau khi kiểm tra tủ, nhân viên bảo hành khẳng định đây không phải do lỗi kỹ thuật mà chính là do lỗi bảo quản của người sử dụng. Trong cùng một ngăn đông khách hàng bảo quản cả kem và đá. Chính nguyên nhân này làm kem bị chảy nước bởi nhiệt độ đông của kem là -180c trong khi nhiệt độ đông của nước đá hay các loại thực phẩm khác chỉ từ 00c đến -100c. Nhiệt độ đông của kem thấp hơn nhiệt độ đông của đá, vì thế khi để chúng cạnh nhau kem không đủ nhiệt độ để đông dẫn đến tình trạng chảy nước.
Qua đây khách hàng có thể rút ra kinh nghiệm đó là không nên bảo quản nhiều loại thực phẩm có nhiệt độ đông khác nhau trong cùng một ngăn đông. Tuy nhiên ở các cửa hàng tạp hóa, nhà hàng thì không thể tránh khỏi việc phải bảo quản nhiều loại thực phẩm cùng một lúc. Trong trường hợp này khách hàng nên cho các thực phẩm có nhiệt độ đông cao hơn vào trước sau đó mới cho các thực phẩm có nhiệt độ đông thấp hơn vào sau (như cho đá vào trước, sau khi đá đông mới cho kem vào). Hoặc khách hàng có thể tạo các vách bằng miếng xốp ngăn giữa các loại thực phẩm. Khách hàng lưu ý nên dùng xốp chứ không dùng nhựa vì xốp không dẫn nhiệt còn nhựa và các chất liệu khác thì vẫn dẫn nhiệt.
2. Không nên xếp thực phẩm quá khít trong tủ đông.
Một trường hợp khác khách hàng gọi đến thắc mắc là: “ Tại sao tôi bảo quản thịt cá trong tủ đông mà vẫn bị hỏng?” cũng như trường hợp trên việc thực phẩm của khách hàng bị hỏng cũng chính do lỗi bảo quản của khách hàng.
Sau khi kiểm tra tủ, nhân viên bảo hành của Sanaky phát hiện việc thực phẩm của khách hàng bị hỏng là do khách hàng đã để quá nhiều thực phẩm vào tủ một lúc. Các thực phẩm được xếp khít vào nhau liền khối, chính vì vậy hơi lạnh không thể tiếp xúc được với phần thực phẩm ở giữa nên thực phẩm không thể đạt độ đông theo yêu cầu và khi để lâu dẫn đến thực phẩm bị hỏng.
Không nên xếp quá nhiều thực phẩm trong tủ
Kinh nghiệm cho khách hàng là khi bảo nhiều thực phẩm khách hàng nên chia nhỏ thực phẩm ra và xếp vào tủ sao cho giữa chúng vẫn có khoảng trống để hơi lạnh có thể lan tỏa và tiếp xúc với tất cả thực phẩm. Hoặc khách hàng có thể xếp dần từng lượng thực phẩm một, để cho thực phẩm lạnh rồi xếp tiếp. đảm bảo mọi thực phẩm đều được bảo quản đông lạnh, an toàn.
Trên đây là một số tình huống khách hàng hay gặp trong quá trình sử dụng tủ đông. Rất mong những kinh nghiệm này có thể giúp quý khách sử dụng tủ đông một cách hiệu quả, tránh những tổn thất không đáng có.