Một số hướng dẫn khi sử dụng nồi áp suất điện
Nồi áp suất có nhiều công dụng trong hầm nấu thức ăn, nấu cháo cho trẻ nhỏ. Hai ưu điểm chính của nó là nấu chín rất nhanh, ít hao nhiên liệu và không tiêu hủy các chất bổ dưỡng trong thực phẩm. Vì vậy nồi áp suất là một vật dụng không thể thiếu trong nhà bếp của mỗi gia đình, đặc biệt là những ngày lễ tết.
1. Đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất
Có thể bạn đã từng dùng nồi áp suất nhưng hoàn toàn không được chủ quan, mỗi loại nồi lại có đặc điểm khác nhau nên việc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng là điều bắt buộc.
2. Trước khi nấu
Lượng thức ăn: Đặt thức ăn và đổ lượng chất lỏng cần thiết vào nồi, luôn sử dụng những chất lỏng có khả năng bốc hơi khi đun sôi như nước, súp, rượu, bia hoặc sữa.
- Mức độ để thức ăn vào nồi: Không bao giờ được để đầy thức ăn vào nồi.
- Thức ăn như rau, thịt, cá: không được để hơn ¾ nồi
- Ngũ cốc như gạo: không được để hơn 2/3 nồi
- Chất lỏng hay một số đậu khác như: xúp, đậu lăng, đậu Hà Lan: không được nhiều hơn 1/2 nồi.
Kiểm tra khóa chốt và đặt nồi:
- Trước khi sử dụng nên kiểm tra chốt khóa, thanh trượt, xem chúng có hoạt động tốt không, chúng có bị khóa hay thức ăn bám vào không. Nếu có bất kì vấn đề nào thì phải khắc phục, kiểm tra vòng đệm có đặt đúng vị trí chưa.
- Khi đậy nắp, đặt mũi tên của “tay nắm dưới” và thanh trượt của “tay nắm trên” sẽ xoay và khóa lại khi bạn xoay 2 tay nắm cùng phương với nhau (nằm trùng khớp lên nhau), khi nào nắp nồi không thể nhắc lên được là bạn đã làm đúng.
- Sau khi đậy nắp nồi, dùng một tay để nắm “tay nắm phụ”, tay kia nắm giữ 2 tay nắm còn lại. Không nên chỉ nắm “tay nắm trên” hoặc “tay nắm dưới” vì sẽ dễ làm hỏng nồi. Nên nắm giữ chắc chắn rồi nhấc nồi lên, không được kéo lê nồi.
Đặt nồi lên bếp:
- Nồi nên được đặt trên bếp gas cách chắc chắn. Khi đặt nồi trên bếp gas, cần đảm bảo ngọn lửa không bị tràn ra bên hông của nồi. Không được để ngọn lửa tiếp xúc trực tiếp vơi các tay nắm của nồi.
- Sử dụng nồi áp suất trên các mặt phẳng nhiệt có đường kính tương đương hoặc nhỏ hơn để tránh nguồn nhiệt có thể ảnh hưởng tới các tay nắm, mắc dù chúng được làm bằng vật liệu chóng cháy.
2. Trong khi nấu
Khi nung nóng, một lượng nhỏ hơi sẽ thoát ra ở vị trí “chốt chỉ thị nấu” ở giữa nắp nồi và ở chốt khóa (trước tay nắm chính). Ban đầu hơi sẽ thoát ra ở vị trí chốt khóa, sau đó chốt này sẽ tự động đóng lại, và sau một lát, khi áp suất trong nồi đủ mạnh nó sẽ đẩy chốt chỉ thị nấu lên và hơi sẽ thoát ra ở vị trí chốt chỉ thị nấu ở giữa nắp nồi.
Khi nấu cháo, thấy van an toàn thoát hơi nóng ra ngoài thì phải giảm lửa để tránh tình trạng cháo chảy từ từ ra ngoài.Lúc nấu thấy có hơi thoát ra từ nắp nồi và thân nồi nghĩa là nắp đậy chưa kín. Xoay nắp nồi ngược chiều kim đồng hồ, rồi từ từ vặn lại theo chiều đậy để thoát hết hơi. Kiểm tra vòng đệm cao su đúng khớp trước khi đậy kín và nấu.
Khi nồi đã đạt đến mức áp suất cao, chú ý hạ ngay nhiệt độ của nồi xuống vì phần nhiệt độ còn lại có thể làm thức ăn chín quá mức cần thiết. Loại nồi áp suất điện có hai hệ thống nấu: khi mức áp suất trong nồi tăng do nhiệt độ quá cao, hệ thống điều chỉnh nhiệt độ sẽ tự động chuyển sang chế độ nấu có nhiệt độ trung bình hoặc thấp. Còn với nồi đun bằng bếp gas, khi đã đạt đến mức áp suất cao, bạn cần kiểm tra và điều chỉnh chế độ nấu sang mức trung bình nhằm duy trì mức áp suất ổn định của nồi.
3. Khi nấu xong và xả hơi (quan trọng)
Khi nấu xong, nhấc van an toàn từ từ ra khỏi vị trí để xả bớt áp lực trong nồi. Sau một khoảng thời gian hãy mở nắp nồi. Lưu ý khi nắp nồi không còn bị áp lực bên trong làm gắn chặt vào thanh gài thì lúc đó hãy xoay nắp thật chậm để hơi nóng bên trong thoát ra.
Khi mở nắp nồi, bạn nên nghiêng sang một bên để tránh hơi nóng không bốc vào mặt.
Một số cách làm giảm áp suất
Hãy sử dụng 1 trong 3 cách sau để làm giảm áp suất của nồi trước khi mở nắp:
- Giảm áp suất tự nhiên: Đây là cách giảm áp suất phù hợp với các món thịt, những thức ăn tạo nhiều bọt khi nấu hoặc những món lỏng, có nhiều nước. Rất đơn giản, bạn chỉ cần để nồi nguội hoàn toàn, áp suất sẽ giảm theo một cách tự nhiên.
- Giảm áp suất bằng nước lạnh: Là phương pháp nhanh nhất để làm giảm áp suất và là lựa chọn phù hợp khi nấu các loại rau, củ. Quá trình nấu nhanh chóng kết thúc sẽ tránh cho rau, củ không bị mềm nhũn, chín quá mức. Hãy đặt nồi áp suất vào bồn nước, giữ nồi nằm ở một góc xiên và cho nước chảy lên phần viền bên ngoài của nắp nồi sao cho nước chỉ chảy lên phần nắp. Tuyệt đối không được để nước chảy trực tiếp vào lỗ thông hơi hoặc phần van của nồi.
- Giảm áp suất nhanh chóng: Phương pháp này rất hữu ích trong trường hợp bạn muốn cho thêm một số nguyên liệu vào món ăn, vi dụ như cho thêm rau vào sau khi đã hầm xong phần thịt… Các loại nồi áp suất hiện nay đều có thiết kế một loại van đặc biệt để sử dụng trong trường hợp muốn giảm nhanh áp suất. Bạn chỉ cần dùng một cái muỗng nhấn vào van là ngay lập tức áp suất sẽ giảm nhanh chóng. Cần chú ý là không sử dụng phương pháp này đối với những thức ăn nhiều nước hoặc có xu hướng nổi bọt trong quá trình nấu vì phần bọt sẽ gây bít van. Phương pháp này cũng không áp dụng đối với các món có thịt vì việc giảm áp suất nhanh chóng có thể làm thịt bị cứng lại.
4. Vệ sinh sau khi sử dụng
Thường xuyên vệ sinh van an toàn, ống xả để bảo đảm an toàn khi sử dụng nồi áp suất.
Siêu thị điện máy Smilemart là đại lý phân phối chính thức sản phẩm nhà bếp, điện dân dụng với giá cạnh tranh nhất, chất lượng dịch vụ tốt nhất. Một số sản phẩm nổi bật như nồi áp suất Bluestone ,máy sấy bát Komasu , Máy xay sinh tố Philips HR2115 , Điều hòa 2 chiều âm trần Midea MCC-28HR - 28.000BTU , Đèn sưởi nhà tắm BRAUN loại 3 bóng , Máy lọc nước Karofi 7 lõi bình áp nhựa (Không tủ) , Máy lọc không khí Panasonic F-PXH55,….
Hướng dẫn sử dụng tủ đông đúng cách
Việc sử dụng Tủ đông Sanaky VH-1399HY trong bảo quản và phân phối thực phẩm đông lạnh đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong các siêu thị, cửa hàng bách hóa, nhà hàng, khách sạn,... Ngay cả các bếp ăn công ty, căng tin, hay các hộ gia đình lớn cũng đều tin dùng tủ đông trong bảo quản lạnh.
Việc sử dụng, vận hành tủ đông cũng không quá khó khăn hay yêu cầu kỹ thuật cao. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng nhiều khách hàng lại gặp những lỗi vô ý khiến cho việc bảo quản không hiệu quả như kem không đông, thực phẩm bị hỏng,...
1. Không bảo quản các thực phẩm có nhiệt độ đông khác nhau trong cùng một ngăn tủ.
Phòng bảo hành của Sanaky đã từng nhận được điện thoại thắc mắc của khách hàng là: “ Tại sao tôi để kem trong tủ đông mà kem vẫn bị chảy nước ?” do không biết tình trạng thực tế của khách hàng nên Sanaky đã cử nhân viên đến tận nơi để kiểm tra.
Sau khi kiểm tra tủ, nhân viên bảo hành khẳng định đây không phải do lỗi kỹ thuật mà chính là do lỗi bảo quản của người sử dụng. Trong cùng một ngăn đông khách hàng bảo quản cả kem và đá. Chính nguyên nhân này làm kem bị chảy nước bởi nhiệt độ đông của kem là -180c trong khi nhiệt độ đông của nước đá hay các loại thực phẩm khác chỉ từ 00c đến -100c. Nhiệt độ đông của kem thấp hơn nhiệt độ đông của đá, vì thế khi để chúng cạnh nhau kem không đủ nhiệt độ để đông dẫn đến tình trạng chảy nước.
Qua đây khách hàng có thể rút ra kinh nghiệm đó là không nên bảo quản nhiều loại thực phẩm có nhiệt độ đông khác nhau trong cùng một ngăn đông. Tuy nhiên ở các cửa hàng tạp hóa, nhà hàng thì không thể tránh khỏi việc phải bảo quản nhiều loại thực phẩm cùng một lúc. Trong trường hợp này khách hàng nên cho các thực phẩm có nhiệt độ đông cao hơn vào trước sau đó mới cho các thực phẩm có nhiệt độ đông thấp hơn vào sau (như cho đá vào trước, sau khi đá đông mới cho kem vào). Hoặc khách hàng có thể tạo các vách bằng miếng xốp ngăn giữa các loại thực phẩm. Khách hàng lưu ý nên dùng xốp chứ không dùng nhựa vì xốp không dẫn nhiệt còn nhựa và các chất liệu khác thì vẫn dẫn nhiệt.
2. Không nên xếp thực phẩm quá khít trong tủ đông.
Một trường hợp khác khách hàng gọi đến thắc mắc là: “ Tại sao tôi bảo quản thịt cá trong tủ đông mà vẫn bị hỏng?” cũng như trường hợp trên việc thực phẩm của khách hàng bị hỏng cũng chính do lỗi bảo quản của khách hàng.
Sau khi kiểm tra tủ, nhân viên bảo hành của Sanaky phát hiện việc thực phẩm của khách hàng bị hỏng là do khách hàng đã để quá nhiều thực phẩm vào tủ một lúc. Các thực phẩm được xếp khít vào nhau liền khối, chính vì vậy hơi lạnh không thể tiếp xúc được với phần thực phẩm ở giữa nên thực phẩm không thể đạt độ đông theo yêu cầu và khi để lâu dẫn đến thực phẩm bị hỏng.
Kinh nghiệm cho khách hàng là khi bảo nhiều thực phẩm khách hàng nên chia nhỏ thực phẩm ra và xếp vào tủ sao cho giữa chúng vẫn có khoảng trống để hơi lạnh có thể lan tỏa và tiếp xúc với tất cả thực phẩm. Hoặc khách hàng có thể xếp dần từng lượng thực phẩm một, để cho thực phẩm lạnh rồi xếp tiếp. đảm bảo mọi thực phẩm đều được bảo quản đông lạnh, an toàn.
Trên đây là một số tình huống khách hàng hay gặp trong quá trình sử dụng tủ đông. Rất mong những kinh nghiệm này có thể giúp quý khách sử dụng tủ đông một cách hiệu quả, tránh những tổn thất không đáng có.
Ngoài tư vấn sử dụng các sản phẩm trên chúng tôi xin cung cấp một số thông tin có liên quan đếnbếp từ Sunhouse, Tủ đông Sanaky VH-5099W1 , Nồi cơm điện Kitchen Flower KCJ-09T , Điều hòa 2 chiều Daikin Inverter 12.000BTU FTXD35DVMV/RXD35 R22 , Tủ đông Sanaky VH-419A , Máy xay cầm tay Philips HR-1600 , TIVI LCD SAMSUNG UA32ES6220RXXV , Nồi cơm điện 1.2L NK Sunhouse SH 8215………
Những tin liên quan