Lại nói về công dụng tuyệt vời của nồi cơm điện. Ở nhà dì và mẹ hay dùng nồi cơm điện nấu nướng và đơn giản hóa việc nấu ăn.
Nhắc lại kiến thức thì Nồi cơm điện toshiba mang tính ứng dụng thực tế đầu tiên là do một kỹ sư của tập đoàn Toshiba sáng chế và được đi vào sản xuất hàng loạt bởi tập đoàn này từ năm 1956. Kể từ đó trở đi, nồi cơm điện trở thành một trong số các phát minh gần gũi nhất với người dân châu Á. Nấu cơm bằng nồi cơm điện thì nhanh và dễ nấu; do nồi cơm điện giữ được nhiệt tốt nên cơm cũng chín đều, không bị sống, nồi cơm điện còn giữ nhiệt lâu giúp cơm nóng lâu hơn nữa.
Nhưng nồi cơm điện đa năng còn hay ho hơn thế, nấu lẩu, nấu cháo, nấu canh đều được (có điều chắc phải hạn chế nấu các món mặn bằng nồi cơm điện thôi kẻo nhanh hỏng anh ạ)
À còn về cháo, khi bị đau răng, nhiệt miệng, ốm chán ăn… thì cháo là một món ăn rất hợp lý nên em gửi công thức sớm. Món cháo ngày hôm nay bao gồm Cháo đậu để thanh nhiệt ăn khi đau răng nhiệt miệng và cháo thịt ăn lúc ốm, các cách nấu đều rất đơn giản và tiện lợi, gọn nhẹ.
Cách nấu này áp dụng được cả khi nấu chè bằng nồi cơm điện nữa nhé!
I. CHÁO ĐẬU
Nguyên liệu: gạo, đậu xanh, đậu đen hoặc chỉ gạo với đậu xanh hoặc đậu đen, em cũng thích ăn riêng hơn đấy.
Cách làm: Lấy một nắm gạo, một nắm đậu tỷ lệ và số lượng tùy thích. Tuy nhiên luôn nhớ là gạo thì nở nhiều còn đậu thì cũng không là mấy. Số lượng gạo đậu này vo sạch rồi cho 1,5 bát nước to đầy vào. Bật nồi cơm điện ở chế độ nấu như bình thường.
Đến khi thấy nồi cơm điện “bốc hơi”, nồi cháo sôi ùng ục thì tự bật nồi cơm lên nấc “keep warm”, đảo đều và đóng nắp nồi. Để như thế 5 phút thì rút phích/ tắt nồi.
Lúc này cháo sẽ âm ỉ chín. Khoảng 5 phút sau lại bật lên và lặp lại các bước nấu như trên. Nếu nồi cháo cạn thì đổ thêm lượng nước vừa đủ, tiếp tục lặp các bước đến khi đậu và gạo nở bung.
Lưu ý là nấu cháo các loại đậu hay chè cũng tương tự. Có điều nên ngâm trước đậu bằng nước lạnh (có thể ngâm từ tối hôm trước) để nấu chín nhanh hơn. Trong các đậu thì đậu xanh chín nhanh nhất, đậu đen hay đậu đỏ chín cũng chậm hơn.
Nếu như anh có ý định nấu chè thì cũng có 2 kiểu: 1 là nấu chè không ăn với đường, 2 là nấu và khuấy thêm bột sắn. Đường luôn cho cuối cùng vì nếu cho đường từ sớm đậu sẽ lâu chín, lại bị sượng. Bột sắn cũng cho khi mà các nguyên liệu đã chín bở ra rồi.
À, anh có nhớ bà còn nấu xương với đậu đen ăn như một món ăn mặn không? Lúc nào thích anh có thể làm đổi món đấy!
---
II. CHÁO THỊT/ CHÁO RUỐC
Ý em ở đây cháo thịt là cháo cho thêm thịt, cháo ruốc là cứ nấu cháo trắng rồi cho thêm ruốc để ăn nhé ^^
Cho khoảng 2 nắm gạo (mà lưu ý gạo nấu cháo nên là gạo dẻo, cháo nấu lên sẽ quánh chứ ko rời rạc lung tung, nấu cháo nào cũng vậy cả) và 1,5 bát nước to. Nấu theo cách tương tự trên. Nếu có thịt thì anh thái mỏng hoặc băm và cho vào nấu cùng. Có thể cho thêm bột canh vừa ăn hoặc để nhạt lúc ăn cho thêm cũng được.
Cháo trắng ăn cùng ruốc cũng là món em thích mê hồi còn lớp 3 ấy.
Nếu như hôm nào ốm hay làm cho bạn ốm thì mua thêm hành lá và cho vào, có trứng thì cũng tốt.
Ở nước ngoài chắc không có tía tô đâu nhỉ. Tuy nhiên em nghĩ hành cũng rất tốt: Theo Đông y, hành làm thông khí, khí đẩy huyết, huyết đẩy khí... điều hòa kinh mạch và tạng phủ.
“Chữa cảm mạo phong hàn: Hành hoa 10g, lá tía tô 10g, hai vị đem thái nhỏ, lòng đỏ trứng 2 quả. Nấu cháo hoa sau đó cho hành hoa và tía tô, trứng vào đánh đều lên, ăn khi cháo còn nóng. Bài thuốc này có tác dụng giải cảm, ra mồ hôi”
Mời các bạn xem thêm các sản phẩm khác :