Công ty TNHH Winline Việt Nam chuyên phân phối các loại đồ gia dụng, đồ dùng nhà bếp.. hàng chính hãng giá rẻ

Những vật dụng nhiều vi khuẩn trong nhà bạn.

 


Một số xét nghiệm đã chứng minh, trên những đồ dùng kể trên, số lượng vi khuẩn gây bệnh còn nhiều hơn của bồn cầu.

Ổ vi trùng di động
Trên thực tế, không chỉ điện thoại di động mà cả những chiếc điện thoại cố định nếu lâu ngày không được vệ sinh đều có thể là nơi trú ẩn và sinh sôi của rất nhiều loại vi trùng gây hại cho sức khỏe. BS Hoàng Xuân Đại, chuyên viên cao cấp của Bộ Y tế cho rằng, số lượng vi trùng gây hại về đường hô hấp và tiêu hóa trên mỗi chiếc điện thoại là rất cao. Hầu hết các mẫu xét nghiệm đều có vi trùng ecoli gây hại cho đường ruột.


Điện thoại di động, bàn phím máy tính hay vòi nước rửa bát lại là những đồ vật… bẩn nhất. (Ảnh minh họa)
Một trong những nguyên nhân khiến điện thoại trở thành “mảnh đất màu mỡ” của vi trùng là vì chúng thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường dễ truyền nhiễm. Công dụng của chiếc điện thoại là để “alô” và nhắn tin nên hầu như không mấy người để ý đến “tác dụng phụ” của mỗi lần nhấc máy.

Rất nhiều người không tin nhưng thực tế khi bạn nói chuyện điện thoại, một phần nước bọt có chứa vi khuẩn có thể bắn ra ngoài và bám vào chiếc điện thoại. Ngoài ra, đôi bàn tay của bạn không phải lúc nào cũng sạch sẽ nhưng bạn vẫn thường vô tư nhấc điện thoại, nhắn tin bất cứ khi nào cần. Sự tiếp xúc giữa bàn phím và bàn tay bẩn sẽ khiến cho chiếc điện thoại lâu ngày trở thành… ổ vi trùng di động
.
Theo cuộc nghiên cứu của bà Charles Gerba, nhà vi trùng học thuộc Đại học Arizona (Mỹ), bàn phím, chuột máy tính và điện thoại dễ lây bệnh truyền nhiễm hơn cả bồn cầu nhà vệ sinh! Theo bà Gerba, lượng vi khuẩn chứa trên các thiết bị này có thể gấp 400 lần bồn cầu. Đối với điện thoại, mật độ vi trùng là 3.894 con/cm2, cao gấp nhiều lần cả bàn phím và chuột máy tính.
Vệ sinh thường xuyên bàn phím máy tính và điện thoại di động là thói quen cần thiết để tránh nhiễm bệnh cho bản thân. Tuy nhiên cũng có một số nguyên tắc nhất định nếu bạn áp dụng được cũng có thể giảm nguy cơ gây bệnh rất nhiều như: khi gọi điện thoại không nên áp sát ống nghe vào tai và không nói cười quá to để giảm bớt sự ô nhiễm cho máy. Ngoài ra, việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và rửa tay thường xuyên sẽ giúp bạn hạn chế được những nguy cơ này.

Cần gạt nước của thiết bị vệ sinh: Chớ xem thường
Có một điều dễ nhận thấy là hầu như các bà nội trợ chỉ chú ý đến việc vệ sinh nhà bếp, mặt bếp, chỗ đun nấu mà không mấy khi để ý đến việc làm sạch chiếc vòi rửa. Đặc biệt, không mấy ai làm vệ sinh thường xuyên chiếc cần gạt nước vòi hoa sen, cần gạt nước bồn cầu... Các chuyên gia môi trường cảnh báo, điều này rất không tốt vì vòi nước có thể là ổ vi khuẩn trong căn bếp mà bạn không biết.


Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để tự bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình.
Lý giải về điều này, TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa, đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội cho biết, chỉ cần quan sát cũng dễ nhận thấy, nếu nước để lâu ngày còn gây nhớt, rêu bám vì do vi khuẩn phát sinh. Trong khi đó, vòi nước là nơi tích tụ nước thì về lý thuyết, khả năng phát sinh vi khuẩn là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, chưa kể đến việc người làm bếp tay vừa thái thịt, làm cá... rồi lại chạm đến cần gạt nước. chậu rửa bát cũng là một nơi cực nguy hiểm đối với các bà nội trợ

Bàn tay người được xem là nguồn lây vi khuẩn nhiều nhất. Chính vì thế, nếu tay chạm vào cần gạt nước bẩn thì vô hình chung, sẽ lây bẩn sang những chỗ khác.

BS Hoàng Xuân Đại khuyến cáo, nên vệ sinh các loại cần gạt nước, dụng cụ trong nhà bếp, nhà vệ sinh ít nhất 1 tuần 1 lần bằng chất tẩy rửa có sát khuẩn. Hoặc một cách đơn giản là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.